Cẩm nang xây dựng
Đài Móng, Đài Cọc Là Gì? Bố trí thép đài móng cọc chuẩn nhất
Đài móng, đài cọc là khái niệm quen thuộc trong ngành xây dựng. Đây là những công trình đặc biệt quan trọng, có tác dụng chịu tải trọng và định vị trục dọc của các công trình xây dựng. Trong bài viết này, hãy cùng Xây Dựng Huy Hoàng tìm hiểu chi tiết về đài móng, đài cọc, và nguyên tắc bố trí cọc trong đài móng chuẩn nhất.
Mục lục
- 1 Đài móng là gì?
- 2 Đài cọc là gì?
- 3 Kích thước chuẩn của đài móng
- 4 Kích thước chuẩn của đài cọc
- 5 Tại sao đài móng đài cọc giúp cải thiện hiệu suất dự án xây dựng
- 6 Hình dáng và phân loại của đài móng
- 7 Quy trình bố trí thép đài móng cọc
- 8 Gia công cốt thép trong quy trình bố trí thép đài móng cọc
- 9 Lưu ý khi thi công đài móng
Đài móng là gì?
Liên kết các nhóm cọc nhà lại với nhau đó chính là chức năng chính của đài móng. Khi thi công cần tuân thủ nguyên tắc sau: Độ chắc chắn của và yếu tố kỹ thuật.
Tác dụng của việc làm đài móng mang lại: giúp phân bổ tải trọng trên nén xuống dưới một cách đồng đều. Toàn bộ bề mặt nhà sẽ rải đều một lực xuống bên dưới chống chịu thật tốt. Nhờ thế mà ngôi nhà không có tình trạng sụt lún hay nghiên đổ.

Đài cọc là gì?
Chức năng của đài cọc cũng giống như chức năng đài móng là liên kết các cọc lại với nhau. Hỗ trợ phân bổ các lực từ phía trên toàn bộ căn nhà xuống phía dưới một cách đồng đều. Tuy nhiên đài móng được xem là một thành phần quan trọng của móng nhà, nâng đỡ các thiết bị có khối lượng nặng cân.
Lúc phân tích hai khái niệm đài cọc là gì và đài móng là gì? Chúng ta dễ dàng nhận thấy được giữa chúng với mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đi ngay lập tức cùng nhau. Không thể tách rời giữa chúng được.

Kích thước chuẩn của đài móng
Từ trung tâm cột biên khoảng cách tới mép đài thường sẽ lớn hơn với đường kính cột nhà hoặc chiều dài trung bình cọc nhà. Cọc tới mép đài sẽ có khoảng cách > 150mm.
Đài móng 1 hàng hay 2 hàng phải có bề rộng bản đáy > 2 lần chiều dài cạnh cọc. Chiều rộng > 600mm. Mép cọc đến mép đài phải có khoảng cách > 150mm.
Về độ dày của đài móng sẽ phụ thuộc vào kết cấu phần trên để nhà thầu đưa ra con số chính xác. Trường hợp tính từ mặt lớp đệm thì độ dày của đài > 300mm, nếu chọn thiết kế hình côn thì mép đài phải có độ dày > 300mm.
Các cọc muốn bố trí đúng với số lượng như đã định thì cần phải tính toán kích thước, hình dáng của đài đài theo diện tích thi công một cách chính xác nhất.
Mỗi công trình sẽ có cấu tạo khu vực địa chất khác nhau nên việc đưa ra con số chiều sâu để chôn đài cọc sẽ khác nhau. Ngoài ra còn các yếu tố khác để xác định chiều sâu chôn đài như nhà có xây tầng hầm, bao nhiêu tầng…
Kích thước chuẩn của đài cọc
Trung tâm cột biên đến vị trí mép đài phải có khoảng cách lớn hơn đường kính của cột nhà. Khoảng cách cọc tới mép đài > 150mm.
Bề rộng của đáy đài > 2 lần đường kính, > 600mm. Và độ dày bên phải đài cọc phải > 300mm.
Tại sao đài móng đài cọc giúp cải thiện hiệu suất dự án xây dựng
Tăng cường độ bền và độ chắc chắn
Đài móng đài cọc được thiết kế để đưa cọc xuống đất đến độ sâu nhất định. Cọc được cắm sâu vào đất, tạo ra một nền móng chắc chắn và đáng tin cậy cho các công trình xây dựng.
Nhờ có chúng, các công trình xây dựng có thể chống đỡ được các lực tác động mạnh mẽ, đồng thời giảm thiểu sự chuyển động và biến dạng của các kết cấu.
Đảm bảo rằng các công trình xây dựng có thể chịu được các tác động từ thiên nhiên như động đất, lũ lụt, gió bão, v.v. mà không gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc nguy hiểm cho người dân và tài sản.
Giảm thiểu chi phí
- Các dự án xây dựng bằng cách tạo ra một nền móng chắc chắn và đáng tin cậy, giúp giảm thiểu chi phí bảo trì trong tương lai.
- Tiết kiệm chi phí là một lợi ích quan trọng của đài móng đài cọc. Điều này giúp giảm thiểu chi phí cho các công trình xây dựng và tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Tối ưu hóa thời gian xây dựng
Giảm thiểu thời gian cần thiết để xây dựng nền móng. Thay vì phải chờ đợi đến khi bê tông khô, đài cho phép xây dựng nền móng ngay lập tức.
Bảo vệ môi trường xung quanh công trình xây dựng, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và động vật.
Hình dáng và phân loại của đài móng
Các hình dáng của đài móng như: Hình tam giác, chữ nhật, tròn, côn… mỗi kết cấu và tính chất khu vực đất cần thi công sẽ xây dựng đài tương ứng. Miễn sao đài hợp với cọc đảm bảo được độ bền của nền móng nhà.
Đài móng chia thành 2 loại: đài cứng và đài mềm. Kích thước đài cứng, mềm khác nhau và được ứng dụng cũng khác nhau. Chúng có thể được phân loại dựa theo kích thước cao hoặc thấp.
Để có được một công trình bền vững, cần tính toán lỹ lưỡng khi chọn đài để thi công. Đây cũng được xem là một trong những biện pháp thi công giúp chủ thầu làm đài móng thu về hiệu quả tốt nhất.
Quy trình bố trí thép đài móng cọc
Bước 1. Lựa chọn mặt bằng thi công
- Bước đầu tiên để có được một mặt bằng thi công chính là khảo sát địa chất. Thông qua nghiên cứu chủ thầu sẽ đánh giá điều kiện về môi trường sắp thi công mới tốt được.
- Đảm bảo khu đất công trình đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật và sự an toàn đối với công nhân thi công.
- Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng thi công cũng kèm theo việc lựa chọn giữ và loại bỏ các loại cọc tốt, chưa tốt. Tuân thủ nguyên tắc kiểm tra về kỹ thuật.
Bước 2. Ép cọc bê tông móng nhà
- Khi dựng cọc vào giá đỡ phải hướng mũi cọc đúng với vị trí của bản thiết kế và cọc lúc nào cũng theo phương thẳng đứng.
- Đầu trên ở thanh cọc ép buộc phải gắn vào thanh định hướng thiết bị máy móc. Tác dụng giúp xác định phương hướng, độ an toàn khi thi công.
- Gia tăng sức ép cho cọc đầu tiên xuyên sâu xuống dưới lòng đất. Sau khi ép các cọc đầu tiên đến một độ sâu như bản thiết kế. Tiếp đến sẽ ép các đoạn cọc trung gian.
- Lắp nối và ép đoạn cọc đầu tiên vào trung gian. Sao cho đường trục của cả 2 cột trùng nhau.
- Thi công ép âm: Cọc cuối cùng chạm đến được mặt đất, sẽ dùng cẩu dựng lõi cọc chụp vào đầu cọc.
Bước 3. Gia công cốt thép
- Sửa thẳng – đánh gỉ
- Cắt – uốn thép
- Nối cốt thép
- Hàn, buộc cốt thép thành lưới và thành khung
Bước 4. Đổ bê tông móng
Quy định về sai số: Độ nghiêng của cọc <= 1%. Đáy đài đầu cọc có vị trí cao khi sai số > 75mm so với vị trí bản vẽ đài móng cọc.
Gia công cốt thép trong quy trình bố trí thép đài móng cọc
1. Thi công sửa thẳng và đánh gỉ
Sửa thẳng
- Lợi ích của việc sửa thẳng cốt thép theo những hình dạng cụ thể giúp cho việc tạo hình đài móng cọc trở nên dễ dàng.
- 3 cách uốn được dùng phổ biến
- Dùng tời: Sử dụng cho thép cuộn.
- Dùng búa: Đập các loại cốt thép nhỏ, uốn cong để tạo hình.
- Dùng máy uốn: Chọn thanh thép có kích thướng lớn, cứng. Các loại thanh théo này không thể uốn cong thông qua cách thường được thì máy uốn sẽ là giải pháp cho thời điểm này.
Đánh gỉ
- Lợi ích của đánh gỉ là loại bỏ lớp gỉ trên thép, giúp bề mặt thép sạch sẽ để tăng khả năng kết dính cho bê tông và cốt thép.
- Đánh gỉ sử dụng sức người để thực hiện và sử dụng bàn chải sắt đánh lên bề mặt cốt thép.
2. Cắt & uốn thép
Công tác này thi công theo kích thước có trong bản vẽ. Dùng bằng dao, hàn xì, máy cắt, hàn xì… để làm. Mỗi loại cốt thép sẽ có đường kính khác nhau mà đưa ra biện pháp.
Uốn cũng cần thi công đúng với kích thước của bản vẽ. Uốn bằng tay hay được sử dụng, trường hợp sử dụng máy uốn khi thép có độ cứng, kết cấu lớn.
3. Nối cốt thép
Nối các thanh thép đã uốn và cắt thành một khối với nhau theo kích thước kỹ thuật bản vẽ.
4. Hàn, buộc cốt thép thành lưới & thành khung
Các khối cốt thép sẽ được buộc chặt với nhau bằng máy hàn và dây buộc thép.
Tác dụng của việc hàn, buộc cốt thép là giúp chúng cố định, tăng cường kết cấu thép đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng.
5. Đổ bê tông đài móng
Nghiệm thu cốt thép đã được tiến hành xong thì đến giai đoạn đổ bê tông.
Sử dụng xe mix để vận chuyển bê tông vào công trình.
Đổ bể tông đài bệ bằng xe bơm kết hợp bơm tĩnh và giằng móng tới một cao độ đáy sàn tầng hầm. Phần bê tông dư đổ cùng sàn.
Đảm bảo đầm bê tông vững chắc dùng đầm dùi.
Lưu ý khi thi công đài móng
Để thiết kế được hình dáng và chọn được kích thước của đáy đài móng phải phụ thuộc diện tích. Như vậy mới cho ra được thành phẩm phù hợp và bố trí số lượng cọc trong móng theo khoảng cách đúng với bản vẽ ban đầu.
Địa chất, cấu tạo công trình quyết định độ sâu của việc chôn cọc.
Nguyên tắc kỹ thuật tính toán chiều cao của đài
- Khi chiều dài neo > 20 (thép có gờ) và chiều dài neo > 30 (hép không gờ) thì đập đầu cọc đề ngàm cốt thép sẽ vào trong đài.
- Chỉ số c >= 25cm (công trình thủy lợi, cầu đường) và chỉ số c >=10cm (công trình dân dụng) đây là chỉ số tính cho khoảng cách từ mép đài đến với mép hàng cọc ở phía ngoài cùng.
- Các tim cọc gần nhau trong đài sẽ có khoảng cách trị số L >= 3d (cọc ma sát) và L >= 2d (cọc chống).
- Cốt thép trong đài nên chọn loại thép 12÷14, khoảng cách 15÷25cm cho cả hai phương trong đài.
Bài viết chia sẻ về thi công đài móng mà Xây Dựng Huy Hoàng mang tới. Hy vọng giúp Quý khách hiểu rõ hơn về phần đài móng. Liên hệ ngay Xây Dựng Huy Hoàng để tìm kiếm những thông tin chất lượng về cẩm nang xây dựng dân dụng.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ xây nhà trọn gói Cần Thơ của công ty xây dựng Huy Hoàng
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
25+ mẫu thiết kế phòng thờ đẹp, linh thiêng cho ngôi nhà Việt
Những nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi thiết kế phòng thờ của người Việt là gì? Giới thiệu 25+...
Xem chi tiết5 kinh nghiệm cần biết khi chọn công ty xây nhà trọn gói
Bỏ túi 5 kinh nghiệm cần biết khi chọn công ty xây nhà trọn gói để giúp bạn tìm được...
Xem chi tiếtXây nhà 2 tầng: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z
Nếu bạn quan tâm đến vấn đề xây nhà 2 tầng để sở hữu ngôi nhà mơ ước, như ý...
Xem chi tiếtTường nhà: các loại tường, vật liệu ốp tường, lưu ý thi công
Thi công tường nhà đúng cách, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ đem lại cho bạn một không gian sống...
Xem chi tiếtNhà phố phong cách Địa Trung Hải đơn giản nhưng ấn tượng
Nhà phố phong cách Địa Trung Hải là xu hướng thịnh hành trong những năm gần đây. Cùng tìm hiểu...
Xem chi tiếtPhong cách thô mộc (Brutalism) – Đặc điểm thiết kế và nội thất
Sự trở lại của phong cách thô mộc (Brutalism) trong những năm gần đây mang đến nhiều cải tiến mới,...
Xem chi tiếtPhân tích, review các mẫu trần nhà đẹp, được ưa chuộng nhất
Tìm hiểu các mẫu trần nhà đẹp, được ưa chuộng nhất hiện nay. Từ A-Z các mẫu trần nhà gỗ,...
Xem chi tiếtQuy Trình Xây Dựng Của Một Ngôi Nhà
Quy trình xây dựng của một ngôi nhà gồm những bước nào? Tiến hành ra sao? Hãy cùng Xây Dựng...
Xem chi tiếtTìm hiểu các nguyên tắc xây nhà kiểu resort đang thịnh hành hiện nay
Xây nhà kiểu resort mang đến không gian sống sang chảnh, thoải mái, hiện đại và gần gũi thiên nhiên,...
Xem chi tiếtÝ tưởng xây nhà cấp 4 kiểu Nhật và những lưu ý cần biết
Xây nhà cấp 4 kiểu Nhật đang là xu hướng mới tại Việt Nam. Tìm hiểu ngay phong cách nhà...
Xem chi tiếtGiải pháp cách âm, giảm tiếng ồn cho phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi cần đề cao sự yên tĩnh và riêng tư trong toàn bộ gian phòng của căn...
Xem chi tiếtXu hướng thiết kế nội thất phòng ngủ không bao giờ bị lỗi mốt
Nếu như phòng khách là “bộ mặt” của ngôi nhà, phải thể hiện được tính thẩm mỹ cao nhất của...
Xem chi tiết