Cẩm nang xây dựng
30+ mẫu ban công nhà phố nhỏ hẹp nhưng vẫn đẹp lung linh
Bạn có đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế ban công nhà phố nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng để không gian của căn nhà trở nên nhàm chán, hãy cùng Xây dựng Huy Hoàng tham khảo những mẫu ban công đẹp, độc và đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Mục lục
- 1 Ý tưởng thiết kế mẫu ban công nhà phố theo diện tích
- 2 Nguyên tắc khi thiết kế và thi công ban công
- 3 NHỮNG MẪU THIẾT KẾ BAN CÔNG ĐẸP THEO PHONG CÁCH
- 4 Ý tưởng thiết kế ban công giúp mở rộng không gian sống
- 4.1 Thiết kế và lắp đặt mẫu sàn ban công phù hợp
- 4.2 Thiết kế ban công đẹp với giàn lam che nắng
- 4.3 Thiết kế mẫu ban công thành quầy bar
- 4.4 Thiết kế ban công thành nơi tiếp khách ngoài trời
- 4.5 Thiết kế ban công thành không gian party thực thụ
- 4.6 Biến ban công thành góc thư giãn
- 4.7 Thiết kế vườn rau sạch ngoài ban công
- 4.8 Thiết kế ban công với giàn hoa, chậu hoa nhỏ xinh
- 4.9 Kết hợp ban công với khu vực giặt phơi tiện lợi
- 4.10 Sử dụng đèn trang trí ban công
- 4.11 Mẫu ban công đẹp với xích đu, ghế, võng
Ý tưởng thiết kế mẫu ban công nhà phố theo diện tích
Khi thiết kế ban công nhà phố, diện tích của ban công cần phải đảm bảo nhỏ hơn chiều rộng của vỉa hè tối thiểu 1m theo quy định. Bên cạnh đó, kích thước của ban công cũng cần phụ thuộc vào diện tích của căn nhà nhằm gia tăng tiện ích và hiệu quả thiết kế.
Ban công nhỏ (dưới 3m²)
Với hạn chế về mặt diện tích các căn nhà trong phố, rất nhiều gia đình sẽ bỏ qua không gian này. Tuy nhiên, chỉ với diện tích dưới 3m², bạn cũng hoàn toàn có khả năng thiết kế được một góc nhỏ tuyệt đẹp cho căn nhà. Hãy ưu tiên những thiết kế mang tính tối giản để hô biến thành một nơi đọc sách, uống trà thư giãn mỗi ngày.
Xem thêm: Công trình nhà phố có ban công dưới 3m2 của Huy Hoàng
Ban công vừa (3m² – 5m²)
Với diện tích trung bình từ 3m² – 5m², nếu biết tận dụng một cách thông minh sẽ giúp không gian sống của bạn trở nên thông thoáng hơn rất nhiều. Để tăng công năng sử dụng ban công, gia chủ hãy bố trí nội thất 1 cách linh hoạt với kích cỡ bàn ghế, cây xanh vừa phải và phân chia theo từng khu vực chức năng bằng vách ngăn di động.
Ban công rộng (trên 5m²)
Ban công có diện tích từ 5m² đổ ra có thể thiết kế rất nhiều phong cách khác nhau phù hợp với thiết kế chung của căn hộ. Tiêu biểu như phong cách hiện đại, cổ điển, tân cổ điển, hoặc thậm chí tạo điểm nhấn độc đáo với Bohemian hay Vintage,… Với diện tích lớn, gia chủ có thể thỏa sức bố trí đầy đủ tiện nghi cho ban công mà vẫn đáp ứng được không gian thoáng đãng.
Nguyên tắc khi thiết kế và thi công ban công
Để thiết kế một khu vực ban công hoàn hảo cho ngôi nhà, gia chủ không chỉ để ý đến khía cạnh thẩm mỹ, công năng mà còn cần để ý đến yếu tố an toàn, nguyên vật liệu, phong thuỷ,… Cùng tìm hiểu một vài nguyên tắc trong việc thiết kế và thi công ban công đáng chú ý.
Yếu tố phong thủy trong thiết kế và trang trí ban công
Phong thuỷ là yếu tố có sức ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá phương Đông, tác động trực tiếp đến việc xây dựng nhà ở. Gia chủ hãy tìm hiểu hướng ban công phù hợp nhằm thu hút tiền tài, mang lại may mắn và đặc biệt tránh hướng tây và bắc.
Thiết kế bản vẽ chi tiết trước khi tiến hành thi công
Để thiết kế một không gian như ý, các bạn nên dựng bản thiết kế trước khi bắt tay vào thi công. Thiết kế phù hợp với từng phong cách, không làm không gian bị giới hạn và công năng sử dụng hợp lý.
Tính an toàn
Nguyên tắc an toàn là điều cần phải chú ý hàng đầu khi thi công ban công cho căn nhà. Các bạn cần phải tuân thủ các quy định về độ cao, kích thước tiêu chuẩn là độ cao tối thiểu 1.1m, độ rộng của các thanh lan can dọc không vượt quá 10cm.
Màu sắc
Màu sắc của ban công hầu như sẽ đều phụ thuộc vào thiết kế tổng quan của căn hộ. Tuy nhiên, gia chủ cũng có thể tạo điểm nhấn bằng những màu sắc tương phản rõ rệt, làm nổi bật căn nhà của mình.
Vật liệu
Ban công là khu vực tiếp xúc trực tiếp của yếu tố bên ngoài môi trường khiến khu vực này nhanh xuống cấp hơn. Vì thế, các bạn nên ưu tiên những vật liệu có độ bền cao, chống thấm và dùng sơn chuyên dụng.
Bố trí nội thất
Khi lựa chọn nội thất của ban công, các bạn cần phải chú ý đến diện tích, phong cách thiết kế để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nhằm đảm bảo an toàn, gia chủ nên giới hạn nội thất ở khoảng 2/3 chiều cao thành ban công và hạn chế thiết kế cồng kềnh.
NHỮNG MẪU THIẾT KẾ BAN CÔNG ĐẸP THEO PHONG CÁCH
Hiện nay, hầu như ban công sẽ đều được thiết kế theo phong cách chung của căn hộ với công năng sử dụng khác nhau. Cùng tham khảo một số thiết kế ban công phổ biến rất được ưa chuộng hiện nay như:
Thiết kế ban công theo phong cách hiện đại
Phong cách hiện đại là thiết kế ban công thiên về sự tối giản với các gam màu trung tính như trắng, đen, xám. Nội thất của ban công tập trung vào chất lượng và công năng với những vật liệu như nhựa giả vân gỗ, kim loại, kính hay tạo cảm giác hiện đại, đa năng.
Thiết kế ban công phong cách cổ điển, tân cổ điển
Trái với phong cách hiện đại, phong cách cổ điển và tân cổ điển sẽ thường được thiết kế với các chi tiết cầu kỳ, ấn tượng mang đến cảm giác sang trọng, tinh tế. Gia chủ có thể thiết kế nhiều hình dáng khác nhau với chất lượng sắt uốn nghệ thuật, nhôm đúc với hoa văn tỉ mỉ, tạo nên đẳng cấp riêng biệt cho căn nhà.
Thiết kế ban công phong cách Á Đông
Nét đặc trưng của ban công theo phong cách Á Đông chính là gỗ tự nhiên tạo thành lan can. Các thanh gỗ được thiết kế song song và tạo thành hàng rào cho ban công, mang cảm giác gần gũi với thiên nhiên khi kết hợp với các chậu cây cảnh, hoa trang trí phù hợp.
Mẫu thiết kế ban công kiểu Vintage
Ban công Vintage đang dần trở thành xu hướng và rất được ưa chuộng bởi các bạn trẻ. Gia chủ có thể sử dụng các đồ dùng mang tính cổ điển, sưu tầm như radio cũ, bàn ghế cổ để tạo không gian ban công.
Thiết kế ban công phong cách Bohemian
Nếu muốn tạo điểm nhấn khác biệt hoàn toàn, các bạn có thể lựa chọn phong cách thiết kế Bohemian. Với mẫu ban công này, gia chủ có thể sử dụng nội thất từ các vật dụng thủ công bằng vải, tre, mây,… và tạo nên một không gian thư giãn trong căn hộ.
Thiết kế ban công phong cách công nghiệp
Phong cách công nghiệp là thiết kế rất phù hợp cho những người có tính cách mạnh mẽ. Thiết kế ban công này không quá cầu kỳ song vẫn có nét ấn tượng nhất định, đặc biệt phù hợp với các căn nhà phố có diện tích vừa và nhỏ.
Ý tưởng thiết kế ban công giúp mở rộng không gian sống
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu với ban công của nhà mình, hãy tham khảo một số ý tưởng trang trí ban công sau đây. Đây là những thiết kế ấn tượng, giúp tạo nên không gian đẹp mắt và có điểm nhấn riêng.
Thiết kế và lắp đặt mẫu sàn ban công phù hợp
Lựa chọn sàn lắp đặt phù hợp sẽ tạo nên vẻ đẹp độc đáo, tạo nên sự thoải mái khi sử dụng. Một số vật liệu thường được sử dụng gồm có:
- Gỗ nhựa
- Gỗ tự nhiên
- Đá tự nhiên
- Gạch
- Thảm cỏ nhân tạo,…
Thiết kế ban công đẹp với giàn lam che nắng
Nếu muốn căn nhà có thêm 1 khu vực thư giãn vào ban ngày, hãy sử dụng giàn lam che nắng với màu sắc tươi sáng tạo cảm giác thân thiện, sạch sẽ. Bạn có thể kết hợp với 1 chiếc ghế dài để tắm nắng hoặc bộ bàn ghế nhỏ để đọc báo, xem tin tức mỗi sáng.
Thiết kế mẫu ban công thành quầy bar
Còn gì tuyệt vời hơn khi gia đình có thêm 1 quầy bar mini ngoài trời, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Hãy bố trí các kệ đựng đồ ở dưới bàn bar và kết hợp với đèn bàn, cây xanh, đèn led để tạo khu vực bar thư giãn và giải trí.
Thiết kế ban công thành nơi tiếp khách ngoài trời
Việc thiết kế ban công thành khu vực tiếp khách đòi hỏi diện tích vừa phải hoặc lớn, đảm bảo tính chịu lực của ban công. Hãy ưu tiên các vật liệu nhẹ như kim loại, nhôm, gỗ nhựa để tăng độ bền và giảm trọng tải cho ban công.
Thiết kế ban công thành không gian party thực thụ
Nếu căn hộ của bạn có ban công rộng sẽ rất phù hợp để thiết kế một khu vực tổ chức party của gia đình và người thân. Hãy kết hợp với 1 chiếc ghế dài, một chiếc bàn phù hợp và ánh đèn tạo không gian lung linh để tổ chức tiệc vào buổi tối.
Biến ban công thành góc thư giãn
Thay vì bị bó buộc trong căn phòng, bạn có thể biến ban công trở thành một góc thư giãn và nghỉ ngơi của riêng mình. Kết hợp với một bộ bàn ghế phù hợp và một vài cây treo yêu thích sẽ có thể giúp bạn xóa tan căng thẳng, mệt mỏi sau 1 ngày làm việc.
Thiết kế vườn rau sạch ngoài ban công
Tận dụng ban công làm vườn sau sạch là lựa chọn của không ít gia đình. Đây chính là giải pháp tuyệt vời nhằm cung cấp rau sạch, giúp không gian xanh mát và đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Thiết kế ban công với giàn hoa, chậu hoa nhỏ xinh
Một sự lựa chọn tuyệt vời khi thiết kế ban công chính là kết hợp với các chậu hoa nhỏ xinh. Điều này giúp ngôi nhà gần gũi với thiên nhiên, làm sạch không khí và gia tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Kết hợp ban công với khu vực giặt phơi tiện lợi
Với các căn hộ có diện tích vừa và nhỏ, tận dụng ban công để làm thành khu vực giặt, phơi đồ là một sự lựa chọn thông minh. Điều này sẽ giúp các bạn tiết kiệm diện tích trong căn nhà nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ sự tiện nghi.
Sử dụng đèn trang trí ban công
Để căn hộ thêm nổi bật khi nhìn từ bên ngoài vào buổi tối, các bạn có thể kết hợp với đen trang trí. Hãy lựa chọn đèn led dây bóng tròn với ánh sáng ấm áp theo phong cách Vintage, treo dọc lan can từ vách tường.
Mẫu ban công đẹp với xích đu, ghế, võng
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo điểm nhấn riêng khi kết hợp với xích đu, ghế hay võng treo. Những thiết kế này sẽ phù hợp với phong cách Vintage hoặc Boho.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
19+ cách trang trí tường bếp đẹp và sáng tạo bạn nên thử ngay
Cách trang trí tường bếp đẹp bạn nên thử giúp bếp thêm điểm nhấn, tạo cảm giác sang trọng, hiện...
Xem chi tiếtGợi ý 50+ mẫu văn phòng làm việc cho nhà phố đẹp như mơ
Bạn có đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế văn phòng làm việc tại nhà nhằm đáp ứng đủ công...
Xem chi tiết30+ mẫu ban công nhà phố nhỏ hẹp nhưng vẫn đẹp lung linh
Bạn có đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế ban công nhà phố nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu?...
Xem chi tiếtKhám phá top 10+ mẫu trần nhựa giả gỗ phòng khách đẹp nhất
Bạn muốn sử dụng loại vật liệu trang trí ốp trần hiện đại, sang trọng nhưng không muốn đầu tư...
Xem chi tiếtThiết kế phòng ngủ có tủ quần áo âm tường đẹp, tối ưu không gian
Đâu là thiết kế phòng ngủ có tủ quần áo âm tường đẹp, tối ưu không gian? Cùng tìm hiểu...
Xem chi tiếtMẫu cầu thang sắt cho nhà phố và bảng giá thi công năm 2024
Cầu thang là bộ phận quan trọng giúp liên thông giữa các tầng lầu hay không gian trong căn nhà....
Xem chi tiết30+ mẫu thiết kế phòng khách có cầu thang dọc không thể bỏ lỡ
Thiết kế phòng khách kết hợp cầu thang dọc là giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà có diện...
Xem chi tiết15+ mẫu thiết kế phòng ngủ giường bệt thông minh
Phòng ngủ giường bệt đã ngày càng trở thành xu hướng được yêu thích tại nhiều gia đình. Hiện nay,...
Xem chi tiếtThiết kế phòng khách tivi treo tường hiện đại đẹp không góc chết
Cách bố trí tivi treo tường phòng khách sao cho hợp lý và đẹp mắt? Chia sẻ kinh nghiệm từ...
Xem chi tiết9 Mẫu thiết kế phòng ngủ Nhật tối giản nhưng không nhàm chán
Bí quyết nào giúp phòng ngủ Nhật vừa đơn giản nhưng không hề nhàm chán? Bài viết sau sẽ giúp...
Xem chi tiếtBếp ceramic là gì? Có nên sử dụng thay cho bếp gas?
Bếp ceramic là gì? Có nên sử dụng thay cho bếp gas? Nếu bạn có thắc mắc này hãy cùng...
Xem chi tiết11+ mẫu phòng bếp nhà ống 5m như bạn hằng mong muốn
Tham khảo ngay hàng chục ý tưởng thiết kế mẫu phòng bếp nhà ống 5m tiện nghi và hiện đại,...
Xem chi tiết