Cách xây nhà vệ sinh để người khuyết tật tự lập hơn
GIÁ THÔ 3TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4.8 ĐẾN 6.5 TRIỆU Đ/M2

Cách xây nhà vệ sinh để người khuyết tật tự lập và tự tin hơn

Sinh hoạt cá nhân thường ngày là điều rất đỗi bình thường với chúng ta, nhưng nó lại không hề dễ dàng với những ai đang có khiếm khuyết trên cơ thể, đặc biệt là người khuyết tật nặng.

Nếu trong gia đình có người khuyết tật, hẳn bạn sẽ mong muốn giúp cho người đó có thể phần nào tự chăm sóc bản thân, để trở nên tự tin hơn.

Và không gì tốt hơn cả đó chính là giúp họ tự lập trong việc vệ sinh cá nhân thông qua một số thay đổi trong thiết kế nhà vệ sinh.

Tầm quan trọng của việc thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật

So với người khuyết tật nặng, thì người khuyết tật nhẹ vẫn tự thực hiện được các công việc, chỉ cần chúng ta tạo ra một môi trường an toàn, thuận tiện cho họ di chuyển, thao tác.

Trong bài viết này dựa theo Quy chuẩn của chính phủ về xây dựng công trình cho người khuyết tật chúng tôi sẽ đề cập đến những thiết kế nhà vệ sinh dành cho

  • Người khuyết tật vận động: ngồi xe lăn, chống nạng
  • Người khuyết tật nhìn: giảm hoặc mất khả năng nhìn
  • Người khuyết tật trí tuệ: chậm suy nghĩ

Lợi ích khi thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Sự tiện lợi

Sự tiện lợi trong việc sử dụng các đồ dùng cá nhân là điều cần được quan tâm đối với người khuyết tật. Các thiết bị như lavabo, vòi hoa sen, giỏ đựng đồ nên được đặt trong một khoảng cách tầm trung và ở vị trí để họ có thể sử dụng một cách dễ dàng.

Thứ hai đó là không gian nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật phải được áp dụng theo tiêu chuẩn ADA. Yêu cầu nhà vệ sinh phải có diện tích ít nhất là 1,5 mét vuông và phải có bán kính quay vòng tối thiểu là 1,5 mét dành cho người khuyết tật di chuyển bằng xe lăn. 

Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn có thể lắp đặt thêm bồn cầu tự động xả, thanh trợ lực, ghế trợ lực, tay vịn thấp, vòi rửa tự động, để người khuyết tật có thể tự chủ trong việc vệ sinh cá nhân, không cần sự hỗ trợ từ người khác.

Sự an toàn

Nhà vệ sinh và phòng tắm cần tránh đọng nước, sử dụng gạch chống trơn trượt để đề phòng té ngã.

Cửa nhà vệ sinh được thiết kế mở ra thay vì mở vào như những nhà vệ sinh thông thường.

Đối với người khuyết tật nhìn, bạn nên hạn chế những vật dụng nhọn, sắc bén, luôn chọn những đồ vật có góc tù hoặc những góc được bảo vệ bởi lớp cao su bao bọc bên ngoài.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Vài thiết bị vệ sinh được thiết kế phù hợp cho người khuyết tật

Bồn cầu cho người khuyết tật

Về cơ bản bồn cầu của người khuyết tật sẽ có hai tay vịn hai bên và được tích hợp sẵn vòi rửa tự động giúp họ có thể sinh hoạt dễ dàng hơn.

Bồn cầu cho người khuyết tật

Chậu rửa mặt

Chậu rửa mặt dành cho người khuyết tật được thiết kế để họ có thể tiếp cận dễ dàng với vòi nước. Hai bên chậu rửa được tích hợp thanh trợ lực giúp họ có thể đứng lên một cách an toàn.

Chậu rửa mặt cho người khuyết tật

Kệ tắm

Kệ tắm dành cho người khuyết tật thường được thiết kế để cho họ có thể ngồi trong khi tắm. Kệ tắm này có đệm êm ái và tay vịn để người sử dụng có thể giữ thăng bằng mỗi khi muốn đứng lên.

Kệ tắm cho người khuyết tật

Kệ để đồ

Cũng như những vật dụng khác, kệ để đồ phải được thiết kế ở một độ thấp nhất định và không có những góc nhọn, bén. Kệ để đồ không được cao hơn người khuyết tật, đặc biệt những người ngồi trên xe lăn, không có khả năng đi lại.

Kệ để đồ cho người khuyết tật

Tay vịn nhà vệ sinh chịu lực cho người khuyết tật 

Nhà vệ sinh nào dành cho người khuyết tật đều phải có tay vịn chịu lực để có thể giúp họ đứng lên một cách dễ dàng hơn. Không cần tốn quá nhiều sức cũng như không chiếm diện tích bên trong nhà vệ sinh.

Tay vịn nhà vệ sinh chịu lực cho người khuyết tật

Vật liệu thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Vật liệu chống trơn trượt

Gạch chống trơn là một loại gạch giúp ngăn độ trượt chân và giúp tăng độ bám dính trong nhà vệ sinh. Với những người khuyết tật hoặc những người sử dụng xe lăn họ luôn quan tâm về vấn đề trượt chân, té ngã. Để tránh tai nạn và giúp họ cảm thấy an toàn khi sử dụng nhà vệ sinh thì gạch chống trơn là một giải pháp vô cũng hiệu quả.

Gạch chống trơn dùng để thiết kế nhà vệ sinh

Vật liệu chống thấm

Sơn chống thấm, lớp phủ chống thấm, gạch chống thấm là ba nguyên vật liệu phải được ưu tiên hàng đầu trong việc thiết kế, xây dựng nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Việc xây dựng những vật liệu chống thấm giúp họ có thể hạn chế được những tình trạng trượt chân hay té ngã bởi nước.

Sơn chống thấm – chống ẩm/hôi nhà vệ sinh

Vật liệu dễ vệ sinh, chống bám bẩn cho nhà vệ sinh

Sử dụng gạch Mosaic là một lựa chọn hoàn hảo cho những người khuyết tật bị hạn chế về sức khỏe, không thể lau chùi, tẩy rửa nhà vệ sinh. Gạch Mosaic thường được sử dụng cho tường và sàn nhà vệ sinh, không bám bẩn, dễ vệ sinh và không thấm nước.

Sử dụng nguyên vật liệu là đồ inox. Inox là một vật liệu kim loại không gỉ và có khả năng chống bám bẩn cao. Inox được sử dụng cho các thiết bị nhà vệ sinh như móc treo và tay cầm, thanh chịu lực. Inox dễ vệ sinh và giữ được màu sắc lâu dài.

Móc treo đồ inox cho người khuyết tật

Quy trình xây dựng nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Quy trình xây dựng nhà vệ sinh cho người khuyết tật bao gồm 4 bước sau:

Bước 1 lập kế hoạch: 

Xác định địa điểm xây dựng nhà vệ sinh, kích thước và các thiết bị cần thiết cho người khuyết tật.

Bước 2 thiết kế: 

Thiết kế nhà vệ sinh phù hợp với nhu cầu sử dụng của người khuyết tật, bao gồm kích thước, vị trí của các thiết bị, chiều cao và chiều rộng của các vật dụng.

Bước 3 chuẩn bị vật liệu và thiết bị: 

Lựa chọn vật liệu và thiết bị chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng của người khuyết tật. Kiểm tra độ bền, độ chắc chắn của các thiết bị vật dụng như: bồn cầu, bồn tắm, chậu rửa, kệ để đồ, gương, ánh sáng, v.v.

Bước 4 thi công: 

Sau khi thi công và hoàn thành công trình, ta nên kiểm tra tính hoàn thiện của nhà vệ sinh, đảm bảo sự chắc chắn, đầy đủ các thiết bị và vật dụng cần thiết cho người khuyết tật sử dụng.

Những giải pháp tiên tiến trong thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Toilet tự động

Toilet tự động hoàn toàn có thể điều khiển bằng giọng nói hoặc bằng cảm ứng. Người sử dụng chỉ cần ra lệnh bằng giọng nói hoặc điều khiển bằng cảm ứng để toilet hoạt động.

Toilet tự động cho người khuyết tật

Bồn tắm thủy lực

Bồn tắm thủy lực cho phép người khuyết tật có thể lên và xuống bồn tắm dễ dàng và an toàn. Người sử dụng có thể điều chỉnh chiều cao của bồn tắm bằng một nút điều khiển để tạo sự thoải mái và đảm bảo tính an toàn.

Bồn tắm tự động cho người khuyết tật

Khóa và mở cửa tự động

Sử dụng khóa và mở cửa tự động giúp người khuyết tật không phải vất vả để mở cửa hoặc phải dùng tay để vặn khóa. Hệ thống cảm ứng giúp người dùng có thể mở cửa hoặc khóa cửa một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Cửa tự động cho nhà vệ sinh người bị khuyết tật

Thiết bị làm sạch tự động

Thiết bị làm sạch tự động giúp giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp của người sử dụng với các thiết bị vệ sinh và giúp giữ cho môi trường vệ sinh sạch sẽ và an toàn.

Vật liệu làm sạch tự động

Sơn tự làm sạch và gạch từ làm sạch đều được làm từ chất liệu nano bạc. Các hạt nano trong sơn có thể hấp thụ ánh sáng UV để giúp làm sạch môi trường. Và nano bạc trong gạch giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng trên bề mặt gạch.

Vật liệu chống khuẩn tự động

Bộ xử lý không khí

Bộ xử lý không khí

Thiết bị tự động phun xịt chống khuẩn

Thiết bị tự động phun xịt chống khuẩn có thể được lắp đặt trên bồn cầu hoặc trong phòng tắm để tự động phun xịt dung dịch chống khuẩn lên các bề mặt.

Thiết bị tự động phun xịt chống khuẩn

Thiết bị tự động vệ sinh bồn cầu

Thiết bị tự động vệ sinh bồn cầu sử dụng dung dịch chống khuẩn và công nghệ vệ sinh để tự động làm sạch bồn cầu một cách hiệu quả.

Thiết bị tự động vệ sinh bồn cầu

Các lưu ý khi xây nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Kích thước nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có kích thước tối thiểu là 1,5 m x 1,45 m. Diện tích này đủ cho người khuyết tật di chuyển bằng xe lăn một cách thoải mái.

Kích thước nhà vệ sinh
Kích thước nhà vệ sinh

Bố trí cửa: Cửa ra vào nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật phải mở ra ngoài, có chiều rộng tối thiểu là 0,9 m.

Bố trí thiết bị: Thiết bị trong nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật phải được bố trí phù hợp với nhu cầu sử dụng của người khuyết tật, bao gồm:

  • Bệ xí phải có chiều cao tối thiểu là 45cm và chiều rộng tối thiểu là 70 cm.
  • Vòi nước rửa tay phải có chiều cao tối thiểu là 80 cm.
  • Gương soi phải được lắp đặt ở vị trí thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng.
  • Tay vịn: Nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có tay vịn ở các vị trí cần thiết, bao gồm tay vịn ở lối vào, tay vịn ở bệ xí, tay vịn ở bồn rửa tay.

Chiếu sáng: Chiếu sáng trong nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật phải đảm bảo đủ ánh sáng để người khuyết tật có thể sử dụng một cách thuận tiện.

An toàn: Nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bao gồm các yếu tố như:

  • Sàn nhà phải được lát bằng vật liệu chống trơn trượt.
  • Có hệ thống báo động trong trường hợp khẩn cấp.

Tóm lại đối với người khuyết tật, chúng ta cần tạo ra một môi trường nhà vệ sinh an toàn, tiện nghi và độc lập cho họ.

Xem thêm: Bảng báo giá sửa nhà vệ sinh trọn gói của Xây Dựng Huy Hoàng

Đánh giá chúng tôi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gợi ý 50+ mẫu văn phòng làm việc cho nhà phố đẹp như mơ

Gợi ý 50+ mẫu văn phòng làm việc cho nhà phố đẹp như mơ

Bạn có đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế văn phòng làm việc tại nhà  nhằm đáp ứng đủ công...

Xem chi tiết
30+ mẫu ban công nhà phố nhỏ hẹp nhưng vẫn đẹp lung linh

30+ mẫu ban công nhà phố nhỏ hẹp nhưng vẫn đẹp lung linh

Bạn có đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế ban công nhà phố nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu?...

Xem chi tiết
Khám phá top 10+ mẫu trần nhựa giả gỗ phòng khách đẹp nhất

Khám phá top 10+ mẫu trần nhựa giả gỗ phòng khách đẹp nhất

Bạn muốn sử dụng loại vật liệu trang trí ốp trần hiện đại, sang trọng nhưng không muốn đầu tư...

Xem chi tiết
Thiết kế phòng ngủ có tủ quần áo âm tường đẹp, tối ưu không gian

Thiết kế phòng ngủ có tủ quần áo âm tường đẹp, tối ưu không gian

Đâu là thiết kế phòng ngủ có tủ quần áo âm tường đẹp, tối ưu không gian? Cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết
Mẫu cầu thang sắt cho nhà phố và bảng giá thi công năm 2024

Mẫu cầu thang sắt cho nhà phố và bảng giá thi công năm 2024

Cầu thang là bộ phận quan trọng giúp liên thông giữa các tầng lầu hay không gian trong căn nhà....

Xem chi tiết
30+ mẫu thiết kế phòng khách có cầu thang dọc không thể bỏ lỡ

30+ mẫu thiết kế phòng khách có cầu thang dọc không thể bỏ lỡ

Hiện nay, các căn nhà thường rất ưa chuộng thiết kế phòng khách có cầu thang dọc. Kết hợp với...

Xem chi tiết
15+ mẫu thiết kế phòng ngủ giường bệt thông minh

15+ mẫu thiết kế phòng ngủ giường bệt thông minh

Phòng ngủ giường bệt đã ngày càng trở thành xu hướng được yêu thích tại nhiều gia đình. Hiện nay,...

Xem chi tiết
Thiết kế phòng khách tivi treo tường hiện đại đẹp không góc chết

Thiết kế phòng khách tivi treo tường hiện đại đẹp không góc chết

Cách bố trí tivi treo tường phòng khách sao cho hợp lý và đẹp mắt? Chia sẻ kinh nghiệm từ...

Xem chi tiết
9 Mẫu thiết kế phòng ngủ Nhật tối giản nhưng không nhàm chán

9 Mẫu thiết kế phòng ngủ Nhật tối giản nhưng không nhàm chán

Bí quyết nào giúp phòng ngủ Nhật vừa đơn giản nhưng không hề nhàm chán? Bài viết sau sẽ giúp...

Xem chi tiết
Bếp ceramic là gì? Có nên sử dụng thay cho bếp gas?

Bếp ceramic là gì? Có nên sử dụng thay cho bếp gas?

Bếp ceramic là gì? Có nên sử dụng thay cho bếp gas? Nếu bạn có thắc mắc này hãy cùng...

Xem chi tiết
11+ mẫu phòng bếp nhà ống 5m như bạn hằng mong muốn

11+ mẫu phòng bếp nhà ống 5m như bạn hằng mong muốn

Tham khảo ngay hàng chục ý tưởng thiết kế mẫu phòng bếp nhà ống 5m tiện nghi và hiện đại,...

Xem chi tiết
Lát gạch viền phòng khách tạo điểm nhấn ấn tượng, đẹp mắt

Lát gạch viền phòng khách tạo điểm nhấn ấn tượng, đẹp mắt

Bạn muốn phòng khách nhà mình trở nên sang trọng và ấn tượng hơn? Bạn đang tìm kiếm cách trang...

Xem chi tiết

Công trình nhà mái thái gác lửng tại Phước Long Bình Phước

Công trình nhà mái thái gác lửng tại Phước Long Bình Phước

Địa điểm: Phước Long, Bình Phước Chủ đầu tư: Bà Hà Thị Hồng Nhà mái thái gác lửng Diện tích: 6,5m x14m Thời gian: thi...

Công trình nhà phố 3 lầu của Anh Chin Tân Kiểng Quận 7

Công trình nhà phố 3 lầu của Anh Chin Tân Kiểng Quận 7

Chủ đầu tư: Anh Chin Địa chỉ thi công: 95 đường số 33 Phường Tân Kiểng Quận 7 Quy mô: 1 trệt 1 lửng 3...

Công trình nhà phố của Anh Trần Tuấn Kiệt Trảng Bàng Tây Ninh

Công trình nhà phố của Anh Trần Tuấn Kiệt Trảng Bàng Tây Ninh

Chủ đầu tư: Nguyễn Tuấn Kiệt Địa chỉ: khu tái định cư Thành Thanh Công, Phường An Hoà Trảng Bàng Tây Ninh Công trình nhà...

Xây nhà thô của Phạm Văn Bạch Tân Bình

Xây nhà thô của Phạm Văn Bạch Tân Bình

Xây dựng nhà thô cho khách hàng tại Phạm Văn Bạch, Tân Bình Công trình xây dựng tại Tân Bình Công trình xây dựng tại...

Công trình nhà 3 tầng tại khu dân cư an sương

Công trình nhà 3 tầng tại khu dân cư an sương

Vài hình ảnh về công trình nhà 3 tầng tại khu dân cư An Sương Công trình thi công tại An Sương Công trình thi...

Công trình đường Bình Hòa – Thuận An

Công trình đường Bình Hòa – Thuận An

Dưới đây là những hình ảnh thi công công trình xây dựng đường Bình Hòa, Thuận An Công trình xây dựng tại Bình Hòa Công...

Xây nhà trọn gói tại Bùi Thị Xuân

Xây nhà trọn gói tại Bùi Thị Xuân

Công trình xây dựng cho gia chủ tại Bùi Thị Xuân được tiến hành một cách cẩn thận và tỉ mỉ của những người thợ...

Xây nhà 1 trệt 2 lầu tại lê văn sỹ quận 3

Xây nhà 1 trệt 2 lầu tại lê văn sỹ quận 3

Xây nhà 1 trệt 2 lầu tại lê văn sỹ quận 3 Xây nhà lê văn sỹ Xây nhà lê văn sỹ Xây nhà lê...

Call
Zalo