Tường thu hồi là gì? Cấu tạo và tác dụng của tường thu hồi ra sao?
Tìm hiểu tường thu hồi là gì? Cấu tạo tường thu hồi bao gồm những gì? Tác dụng của tường thu hồi mái trong xây dựng ra sao? Hãy cùng Xây Dựng Huy Hoàng đi tìm câu trả lời về ba vấn đề này qua các thông tin được chọn lọc và tổng hợp dưới đây, bạn nhé!
Mục lục
Tường thu hồi là gì?
Tường thu hồi là một trong những bộ phận thuộc kết cấu chịu lực của mái nhà. Tường thu hồi được xây dựng dựa trên độ dốc của mái. Thường thì tường thu hồi đầu biên nên xây 220m còn tường thu hồi giữa xây 105m là đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật nhất.
Kết cấu chịu lực của mái nhà cần đảm bảo “khả năng” chịu được các tác động của tải trọng tĩnh và tải trọng bản thân, tải trọng lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp. Ngoài ra, kết cấu mãi còn chịu được tác động của môi trường bên ngoài. Như là sức gió, mưa, bảo trì, bảo dưỡng mái nhà. Cho nên, để tăng cường những “khả năng” chịu lực của mái, cần có tường thu hồi bổ trụ ở vị trí gác xà gồ, để đảm bảo tính bền vững cho mái nhà lâu dài.
Theo kinh nghiệm của Xây Dựng Huy Hoàng, tường thu hồi nên để thép chờ liên kết chặt chẽ với xà gồ. Khoảng cách giữa tường thu hồi không nên quá 4m, nếu lớn hơn thì nên sử dụng kết cấu vì kèo. Kết cấu chịu lực của tường thu hồi trong xây dựng có thể được làm bằng vật liệu gỗ, thép hoặc vật liệu bê tông cốt thép tùy theo công trình xây dựng.
Cấu tạo của tường thu hồi ra sao?
Tường thu hồi thường được xây bằng gạch và đá có góc nghiêng phụ thuộc vào góc nghiêng của mái. Thường thì với những mái nhà có độ dốc lớn hoặc được giật cấp với độ nghiêng lớn thì thiết kế và thi công tường thu hồi cần đảm bảo được kết cấu của mái nhà. Trong trường hợp nhà cấp 4, tường thu hồi thường là loại tường 110mm có bổ trụ đúng chỗ đặt xà gồ nên có thể làm cửa thông gió. Như vậy sẽ tiết kiệm đối ta nguyên vật liệu, đảm bảo độ thoáng mát cho nhà ở, xây giật cấp lớn là phương án tối ưu, lý tưởng.
Kết cấu tường ngang xây thu hồi của công trình xây dựng là phương pháp kinh tế hoàn hảo. Nhưng, tường thu hồi cần chú ý chiều rộng các bước gian có thể bị hạn chế. Do đó, trong trường hợp xây dựng các bước gian rộng, nên dùng hình thức cầu phong, kèo hoặc dầm nghiêng thay thế. Để tạo kết cấu mang lực mái nhà tốt nhất, quá trình thi công đừng quên “lợi dụng” tường ngang chịu lực, xây tường thu hồi theo dạng nghiêng, theo dốc để gác xà gồ lên. Như vậy tường thu hồi chịu lực dùng tường ngang chịu lực, làm kết cấu đỡ mái, trên tường thu hồi đặt gạch xà gồ, cầu phong, rui, mè, đảm bảo kết cấu chắc chắn.
Xem thêm: Mật độ xây dựng nhà ở
Tường thu hồi bên ngoài cần được vây quanh có độ dốc khoảng 60% và độ dày 200mm. Tường thu hồi ngăn phòng có thể có độ dày 110mm. Xây Dựng Huy Hoàng cho rằng, công trình thiết kế xây dựng nhà ở, biệt thự nếu đã đổ mái bằng ở dưới thì nên xây tường thu hồi đơn giản hoặc xây dựng bằng tường 10 để giúp khối tượng tường nhẹ hơn. Như vậy sẽ tiết kiếm được vật liệu >>> Đỡ tốn kém chi phí và thời gian xây dựng.
Tác dụng của tường thu hồi như thế nào?
Tường thu hồi là một trong những bộ phận kết cấu có khả năng chịu lực hoàn hảo cho công trình, nó có một số tác dụng cơ bản như sau: Một, đỡ vì kèo, đỡ hệ thống kết cấu chịu lực của mái nhà trong xây dựng. Hai, tường thu hồi giúp phân bổ trọng lực đều hơ cho mái, giữ được hình dáng chuẩn trong bản thiết kế. Từ đó, thanh đỡ mái được thi công dựa trên kiến trúc tường thu hồi. Đây chính là 2 tác dụng chính của tường thu hồi.
Tường thu hồi là gì? Cấu tạo tường thu hồi bao gồm những gì? Tác dụng của tường thu hồi mái trong xây dựng ra sao? Tất cả các thông tin mà Xây Dựng Huy Hoàng chia sẻ ở trên đã giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời cho ba vấn đề này rồi, đúng không nào? Mong rằng, bài viết về khái niệm, cấu tạo và tác dụng về tường thu hồi này đa giúp cho bạn đọc hiểu hơn về một phần nào đó trong kết cấu của nhà ở, công trình, dự án xây dựng!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty xây dựng Huy Hoàng.
Mã số thuế: 0313909523
Địa chỉ: 101/22 Thành Thái, Phường 14 Quận 10 TP.HCM
Địa chỉ: 5/53F, KP Bình Đức 2, P. Bình Hòa, Thuận An, BD
Hotline: 0909 521 889
Email: xaydunghuyhoang2008@gmail.com
Website: https://kientruchuyhoang.vn/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích, review các mẫu trần nhà đẹp, được ưa chuộng nhất
Tìm hiểu các mẫu trần nhà đẹp, được ưa chuộng nhất hiện nay. Từ A-Z các mẫu trần nhà gỗ,...
Xem chi tiếtQuy Trình Xây Dựng Của Một Ngôi Nhà
Quy trình xây dựng của một ngôi nhà gồm những bước nào? Tiến hành ra sao? Hãy cùng Xây Dựng...
Xem chi tiếtTìm hiểu các nguyên tắc xây nhà kiểu resort đang thịnh hành hiện nay
Xây nhà kiểu resort mang đến không gian sống sang chảnh, thoải mái, hiện đại và gần gũi thiên nhiên,...
Xem chi tiếtÝ tưởng xây nhà cấp 4 kiểu Nhật và những lưu ý cần biết
Xây nhà cấp 4 kiểu Nhật đang là xu hướng mới tại Việt Nam. Tìm hiểu ngay phong cách nhà...
Xem chi tiếtGiải pháp cách âm, giảm tiếng ồn cho phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi cần đề cao sự yên tĩnh và riêng tư trong toàn bộ gian phòng của căn...
Xem chi tiếtXu hướng thiết kế nội thất phòng ngủ không bao giờ bị lỗi mốt
Nếu như phòng khách là “bộ mặt” của ngôi nhà, phải thể hiện được tính thẩm mỹ cao nhất của...
Xem chi tiếtCách xây nhà vệ sinh để người khuyết tật tự lập và tự tin hơn
Sinh hoạt cá nhân thường ngày là điều rất đỗi bình thường với chúng ta, nhưng nó lại không hề...
Xem chi tiếtSàn phẳng không dầm trong xây dựng và bản vẽ kết cấu
Nếu như không nói trong lĩnh vực xây dựng thì cụm từ sàn không dầm là một cụm từ khá...
Xem chi tiếtDầm nhà là gì? Kích thước dầm nhà tiêu chuẩn hiện nay
Có thể thấy trong lĩnh vực xây dựng khách hàng chỉ quan tâm đến một số yếu tố nhất định...
Xem chi tiếtĐà kiềng là gì? So sánh đà kiềng và giằng móng
Trong lĩnh vực xây dựng, đà kiềng là một thuật ngữ không còn xa lạ. Đây là một trong hai...
Xem chi tiếtGiằng móng là gì? Cách bố trí thép dầm móng
Giằng móng là một chi tiết kết cấu nhỏ nhưng rất quan trọng trong việc kết nối nền đất với...
Xem chi tiếtMóng bè là gì? Cấu tạo & Quy trình thi công móng bè
Móng bè là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng. Đây là phần đặt tại các địa điểm...
Xem chi tiết