Tư vấn cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật
Cột nhà là cấu kiện quan trọng trong hệ thống nhà ở. Nó có chức năng chịu tải trọng xuống móng cốt, thường xảy ra tình trạng cột rỗ bề mặt khi tháo dỡ cốp pha. Nếu như chỉ rỗ ở bề mặt, có thể sử dụng một số phương pháp kỹ thuật để khắc phục. Nhưng nếu rỗ sâu bên trong tận cốt thép thì cần đổ lại, tốn thời gian và chi phí. Đây chính là lý do vì sao hôm nay Xây Dựng Huy Hoàng chia sẻ với bạn đọc cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật. Mong rằng, bài viết này sẽ hữu ích dành cho bạn đọc!

Mục lục
Tìm hiểu tình trạng cột bê tông bị rỗ.
Trong thi công nhà và các công trình dự án xây dựng mới, tình trạng bê tông cột bị rỗ rất phổ biến, không có gì đặc biệt. Biểu hiện rõ ràng của bê tông cột bị rỗ là bề mặt của bê tông xuất hiện các lỗ nhỏ, độ sâu khá nông, không chạm đến cốt thép, khoảng 1-2mm. Tuy nhiên, vẫn có một số loại rỗ sâu chạm đến cốt thép bên trong. Nếu gặp tình trạng này mà không xử lý kịp thời thì sau khi hoàn thiện công trình, một thời gian sau cột sẽ bị nứt, suy yếu kết cấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của người ở trong nhà. Vậy nên, cách đổ bê tông không bị rỗ rất quan trọng và cần được xử lý ngay trước khi đổ bê tông. Chỉ có như vậy mới đảm bảo kết cấu tổng thể bền vững, tính ổn định cao, lâu dài.
Tìm hiểu nguyên nhân bê tông cột bị rỗ.
Trong bài viết “Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng bê tông cột bị rỗ”, Xây Dựng Huy Hoàng đã chia sẻ cho bạn đọc nguyên nhân cột bê tông bị rỗ. Cho nên ở trong bài viết này, chúng tôi chỉ tóm gọn như sau: Bê tông cột bị rỗ do đổ cấp phối đá không hợp lý, kích thước đá to nhỏ không đều, cát quá nhiều. Đổ trộn bê tông không đều. Đổ bê tông quá khô. Đổ cốp pha không kín khít,… là các nguyên nhân khiến bê tông cột bị rỗ.
Cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn.
Cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn phải có đủ các bước sau: Định vị trí cột, xác định tim cột, trục cột >>> Lắp dựng cốt thép >>> Lắp dựng cốp pha (ván khuôn cột) >>> Đổ bê tông cột >>> Tháo dỡ cốp pha >>> Trang trí cột cho phù hợp, thẩm mỹ cao.
Trong các bước đã kể tên thì các bước lắp dựng cốp pha và đổ bê tông cột là hai bước quan trọng nhất, ảnh hưởng đến bề mặt và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng cột bị rỗ. Cho nên, trước khi tiến hành đổ bê tông, cần phải kiểm tra cốp pha. Kiểm tra cốp pha cột và lắp ghép cốp pha có chắc chắn hay không? Nếu như chắc chắn thì xác xuất cột bê tông bị rỗ sẽ rất nhỏ. Nếu không chắc chắn thì bê tông bị rỗ là điều tất nhiên. Chân cốp pha phải đảm bảo đúng vị trí để khi đổ bê tông không bị xô lệch. Cốp pha của cột bê tông cần chống, neo, rọ từ đó đảm bảo cột thẳng tắp, không bị nghiêng hay bị phình.
Để tiến hành cách đổ bê tông cột không bị rỗ, đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật thì đừng quên tưới đủ nước để làm ẩm cốp pha (nếu như là ván khuôn gỗ) từ đầu để giảm khả năng thoát nước của bê tông khi tháo dỡ cốp pha, hoàn thiện công trình xây dựng.
Cách thứ hai đổ bê tông cột không bị rỗ, đúng tiêu chuẩn là:
Đầu tiên cần chuẩn bị máy móc, trang thiết bị đầy đủ đảm bảo quá trình đổ bê tông diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Dọn dẹp, dội nước làm sạch cốp pha và cốt thép trước khi đổ bê tông. Để đổ bê tông cột mà không bị rỗ, cần trộn bê tông có cấp phối đúng tiêu chuẩn, đúng tỉ lệ như các yếu tố như cát, nước, sỏi… trộn đều tay. Nếu sử dụng bê tông tươi đã cấp trộn sẵn cần chọn loại bê tông tươi có chất lượng cao.

Trước khi đổ bê tông cần đổ 1 lớp vữa xi măng có độ dày khoảng 10 – 13cm. Sau đó đưa bê tông vào khối đổ qua cửa sổ thông qua máng đổ. Nhớ, bê tông phải được đổ liên tục, đừng ngừng tùy tiện. Tiến hành đổ bê tông với chiều cao < 5m cho các biệt thự 3 tầng; đổ liên tục > 5m thì cần sử dụng cách khoét lỗ ở giữa ván khuôn để luồn bê tông từ ngoài vào trong theo từng giai đoạn, như vậy mới đảm bảo được vị trí và cấu tạo mạch ngừng.
Đầm được đưa vào trong theo phương thẳng đứng, sử dụng thêm đầm dùi để đầm, chiều sâu của mỗi lớp bê tông dầm phải nằm trong khoảng 30 – 50cm, không được ít hoặc nhiều hơn khoảng này, thời gian dầm khoảng 20 – 40s/lần. Trong quá trình đầm, đừng làm sai lệch cốt thép. Đầm bê tông cần chặt, kỹ, đúng kỹ thuật, để đảm bảo chất lượng bê tông. Đổ bê tông cột nhất định phải tuân theo trình tự từ xa đến gần từ trong ra ngoài, từ chỗ thấp đến chỗ cao, đổ từng lớp từng lớp, đổ xong lớp nào đầm luôn lớp bê tông đấy.
Cuối cùng, đừng quên bảo dưỡng bê tông sau khi tháo dỡ cốp pha trong 36 – 48 giờ.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty xây dựng Huy Hoàng.
Mã số thuế: 0313909523
Địa chỉ: 101/22 Thành Thái, Phường 14 Quận 10 TP.HCM
Địa chỉ: 5/53F, KP Bình Đức 2, P. Bình Hòa, Thuận An, BD
Hotline: 0909 521 889
Email: xaydunghuyhoang2008@gmail.com
Website: https://kientruchuyhoang.vn/
Xem thêm: Cách xử lý hiện tượng bê tông cột bị rỗ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích, review các mẫu trần nhà đẹp, được ưa chuộng nhất
Tìm hiểu các mẫu trần nhà đẹp, được ưa chuộng nhất hiện nay. Từ A-Z các mẫu trần nhà gỗ,...
Xem chi tiếtQuy Trình Xây Dựng Của Một Ngôi Nhà
Quy trình xây dựng của một ngôi nhà gồm những bước nào? Tiến hành ra sao? Hãy cùng Xây Dựng...
Xem chi tiếtTìm hiểu các nguyên tắc xây nhà kiểu resort đang thịnh hành hiện nay
Xây nhà kiểu resort mang đến không gian sống sang chảnh, thoải mái, hiện đại và gần gũi thiên nhiên,...
Xem chi tiếtÝ tưởng xây nhà cấp 4 kiểu Nhật và những lưu ý cần biết
Xây nhà cấp 4 kiểu Nhật đang là xu hướng mới tại Việt Nam. Tìm hiểu ngay phong cách nhà...
Xem chi tiếtGiải pháp cách âm, giảm tiếng ồn cho phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi cần đề cao sự yên tĩnh và riêng tư trong toàn bộ gian phòng của căn...
Xem chi tiếtXu hướng thiết kế nội thất phòng ngủ không bao giờ bị lỗi mốt
Nếu như phòng khách là “bộ mặt” của ngôi nhà, phải thể hiện được tính thẩm mỹ cao nhất của...
Xem chi tiếtCách xây nhà vệ sinh để người khuyết tật tự lập và tự tin hơn
Sinh hoạt cá nhân thường ngày là điều rất đỗi bình thường với chúng ta, nhưng nó lại không hề...
Xem chi tiếtSàn phẳng không dầm trong xây dựng và bản vẽ kết cấu
Nếu như không nói trong lĩnh vực xây dựng thì cụm từ sàn không dầm là một cụm từ khá...
Xem chi tiếtDầm nhà là gì? Kích thước dầm nhà tiêu chuẩn hiện nay
Có thể thấy trong lĩnh vực xây dựng khách hàng chỉ quan tâm đến một số yếu tố nhất định...
Xem chi tiếtĐà kiềng là gì? So sánh đà kiềng và giằng móng
Trong lĩnh vực xây dựng, đà kiềng là một thuật ngữ không còn xa lạ. Đây là một trong hai...
Xem chi tiếtGiằng móng là gì? Cách bố trí thép dầm móng
Giằng móng là một chi tiết kết cấu nhỏ nhưng rất quan trọng trong việc kết nối nền đất với...
Xem chi tiếtMóng bè là gì? Cấu tạo & Quy trình thi công móng bè
Móng bè là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng. Đây là phần đặt tại các địa điểm...
Xem chi tiết