Sàn phẳng không dầm trong xây dựng và bản vẽ kết cấu
Nếu như không nói trong lĩnh vực xây dựng thì cụm từ sàn không dầm là một cụm từ khá mới đối với chúng ta.
Sàn có vai trò quan trọng quá trình thi công và thiết kế nhà ở cũng như công trình xây dựng dân dụng. Giúp cho nhà thầu tiết kiệm được thời gian xây dựng, thiết kế. Và chúng có khả năng chịu lực có thể nói là tốt hơn so với sàn có dầm truyền thống.
Đây là những kiến thức chuyên môn khá phức tạp. Chính vì thế chúng tôi – Xây Dựng Huy Hoàng cho ra đời chuỗi những bài viết về cẩm nang xây dựng. Với mục đích giúp cho chủ đầu tư và người đọc hiểu rõ hơn về thi công nhà ở.

Mục lục
Sàn không dầm là gì?
Trong thiết kế xây dựng gồm 2 loại sàn: có dầm và không dầm. Sàn có dầm – sàn truyền thống, phổ biến và sử dụng từ trước đến giờ.
Sàn không dầm ra đời sau, nhưng được xem là một giải pháp khá hữu ích tiết kiệm cho không gian. Ứng dụng nhiều trong nhà phố và nhà ống.
Đây là loại sàn không cần dùng đến các thanh dầm ngang, dọc đỡ ở phía dưới. Một loại kết cấu sàn không sử dụng dầm để chịu tải trọng. Thay vào đó sàn sẽ tiếp xúc và gắn trực tiếp với các hệ thống cột, bản lề liền kề với nhau. Mục đích đó chính là truyền tải trọng xuống nền móng.
Cấu tạo sàn không dầm
Cấu tạo gồm có tấm thép lưới trên, kết hợp cùng bóng hoặc hộp rỗng làm từ nguyên liệu nhựa tái chế, tấm thép lưới dưới.
Sàn không dầm là một khối rỗng hoạt động theo 2 phương, được tổng hợp bằng phương pháp kết nối trực tiếp giữa các khối rỗng và thép. Có nhiệm vụ phân bổ và định vị vật liệu tái chết ở các vị trí cố định.
Bóng và hình hộp (vật liệu rỗng) giúp giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần tới của toàn bộ kết cấu sàn.

Sàn không dầm có bao nhiêu loại?
Ở thời điểm hiện tại, có 2 loại sàn được sử dụng rộng rãi trên thị trường đó là sàn phẳng không dầm Bubbledeck và Sàn Uboot
Sàn phẳng không dầm Bubbledeck
BubbleDeck là một công nghệ xây dựng sàn không dầm được dựa trên những phương pháp kỹ thuật mới và độc đáo nhất.
Để xây dựng sàn bê tông Bubbledeck đòi hỏi những kỹ sư thiết kế các quả bóng nhựa tái chế thay thế phần bê tông của sàn. Ở những nơi không tham gia chịu lực sẽ giúp sàn giảm đáng kể trọng lượng kết cấu và tăng khoảng 50% khả năng nhịp.
Sàn phẳng không dầm Bubbledeck
Sàn phẳng không dầm Uboot
Hay còn được gọi là U-Boot beton là một sàn phẳng hình hộp rỗng cấu tạo từ nhựa tái sinh Polypropylene.
Khi đổ bê tông vào khung thép, bê tông sẽ lấp đầy những khoảng hở xung quanh hộp. Và kết dính chúng lại với nhau để tạo ra một sàn phẳng không dầm chắc chắn.

Ưu, nhược điểm của sàn không dầm
Ưu điểm
- Giảm tới hơn 36% trọng lượng kết cấu của sàn, từ đó ta có thể giảm được kích thước kết cấu cột, vách và móng.
- Giảm thời gian thi công và các chi phí dịch vụ kèm theo, khi ta sử dụng sàn không dầm sẽ lược bỏ bớt một số vật liệu như cốt thép từ đó tiến độ thi công diễn ra nhanh hơn
- Tiết kiệm khá nhiều khối lượng bê tông thi công: 2-3kg nhựa tái chế tương đương với 230kg bê tông
- Thân thiện với môi trường khi giảm được lượng khí Cacbonic C02 (khí nhà kính) và tái chế lại nguyên vật liệu đã qua sử dụng
Nhược điểm
Hiện tượng rổ đáy
Rổ đáy là một vấn đề xảy ra trong quá trình thi công dầm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rổ đáy là do công nhân đổ bê tông không đủ. Để tránh tình trạng rổ đáy người thi công cần phải đổ lượng bê tông đủ, không được thiếu nhằm đảo bảo chất lượng của sàn.

Hiện tượng đẩy nổi
Đẩy nổi là hiện tượng mà Bubbledeck hoặc Uboot căng ra trong quá trình thi công. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đẩy nổi là vì độ sụt giãn của bê tông không được tính toán đúng cách.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào tải trọng và nhiệt độ của môi trường.

Tham khảo bản vẽ kết cấu sàn không dầm

Dưới đây là bảng vẽ kết cấu tham khảo của cả 2 sàn không dầm Bubbledeck và Uboot

Quy trình thi công sàn không dầm
Quy trình thi công sàn không dầm bao gồm 4 bước sau đây:
Bước 1: lắp thép dưới, khung thép có thể được định hình bằng cách hàn với nhau hoặc buộc bằng dây thừng

Bước 2: Đặt panel hình bóng hoặc hình hộp lên bề mặt khung thép và bắt đầu công đoạn gia cố panel

Bước 3: Tiến hành lắp lớp thép trên, lắp thép trên với mục đích gia cố lại panel cùng với lớp thép dưới

Bước 4: Đổ bê tông vào khung thép nhằm gia cố lại các panel với nhau và tăng độ chắc chắn cho sàn phẳng không dầm

Như vậy, Xây Dựng Huy Hoàng vừa gửi đến Quý khách một số thông tin về sàn không dầm là gì? Cấu tạo, ưu và nhược điểm của loại sàn này.
Với những giá trị vượt trội mà loại loại sàn này mang lại. Chúng sẽ được lựa chọn để sử dụng ngày càng nhiều. Từ đó trở thành một giải pháp cũng như phương án hữu ích trong xây dựng ở tương lai gần.
Để việc thiết kế, thi công hiệu quả phải cần đến sự giám sát của nhà thầu có chuyên môn. Xây Dựng Huy Hoàng luôn ở đây và sẵn sàng hỗ trợ Quý khách. Và mang đến cho khách hàng của mình những mẫu nhà thiết kế đẹp ấn tượng và an toàn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích, review các mẫu trần nhà đẹp, được ưa chuộng nhất
Tìm hiểu các mẫu trần nhà đẹp, được ưa chuộng nhất hiện nay. Từ A-Z các mẫu trần nhà gỗ,...
Xem chi tiếtQuy Trình Xây Dựng Của Một Ngôi Nhà
Quy trình xây dựng của một ngôi nhà gồm những bước nào? Tiến hành ra sao? Hãy cùng Xây Dựng...
Xem chi tiếtTìm hiểu các nguyên tắc xây nhà kiểu resort đang thịnh hành hiện nay
Xây nhà kiểu resort mang đến không gian sống sang chảnh, thoải mái, hiện đại và gần gũi thiên nhiên,...
Xem chi tiếtÝ tưởng xây nhà cấp 4 kiểu Nhật và những lưu ý cần biết
Xây nhà cấp 4 kiểu Nhật đang là xu hướng mới tại Việt Nam. Tìm hiểu ngay phong cách nhà...
Xem chi tiếtGiải pháp cách âm, giảm tiếng ồn cho phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi cần đề cao sự yên tĩnh và riêng tư trong toàn bộ gian phòng của căn...
Xem chi tiếtXu hướng thiết kế nội thất phòng ngủ không bao giờ bị lỗi mốt
Nếu như phòng khách là “bộ mặt” của ngôi nhà, phải thể hiện được tính thẩm mỹ cao nhất của...
Xem chi tiếtCách xây nhà vệ sinh để người khuyết tật tự lập và tự tin hơn
Sinh hoạt cá nhân thường ngày là điều rất đỗi bình thường với chúng ta, nhưng nó lại không hề...
Xem chi tiếtSàn phẳng không dầm trong xây dựng và bản vẽ kết cấu
Nếu như không nói trong lĩnh vực xây dựng thì cụm từ sàn không dầm là một cụm từ khá...
Xem chi tiếtDầm nhà là gì? Kích thước dầm nhà tiêu chuẩn hiện nay
Có thể thấy trong lĩnh vực xây dựng khách hàng chỉ quan tâm đến một số yếu tố nhất định...
Xem chi tiếtĐà kiềng là gì? So sánh đà kiềng và giằng móng
Trong lĩnh vực xây dựng, đà kiềng là một thuật ngữ không còn xa lạ. Đây là một trong hai...
Xem chi tiếtGiằng móng là gì? Cách bố trí thép dầm móng
Giằng móng là một chi tiết kết cấu nhỏ nhưng rất quan trọng trong việc kết nối nền đất với...
Xem chi tiếtMóng bè là gì? Cấu tạo & Quy trình thi công móng bè
Móng bè là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng. Đây là phần đặt tại các địa điểm...
Xem chi tiết