Nguyên nhân và giải pháp chống thấm sàn bê tông sân thượng
Bề mặt sàn mái bê tông, sân thượng rất dễ bị thấm nước, rạn nứt vết chân chim. Nghiêm trọng hơn có thể bị rạn nứt, tách lớp, gây thẩm thấu, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng thấm nước sàn bê tông sân thượng? Và giải pháp xử lý vấn đề này là gì? Hãy cùng Xây Dựng Huy Hoàng đi tìm câu trả lời qua các thông tin được chọn lọc và tổng hợp dưới đây nhé!

Mục lục
Nguyên nhân sàn bê tông, sân thượng bị thấm nước:
– Chất chống thấm sàn mái không co ngót khi thời tiết thay đổi đột ngột.
– Lượng keo mỏng không tạo ra được chiều dày phù hợp với sự co ngót.
– Chất chống thấm bị lão hóa nhanh dưới tác động của tia UV nắng mặt trời.
– Ở các vị trí tiếp giáp hai tấm chống thấm chất lượng kém, thi công không đúng kỹ thuật.
– Không kiểm tra lớp chống thấm mỹ khi nghiệm thu công trình.
– Sàn sân thượng có hệ thống thoát nước kém, bị đọng lại nước mưa.
Phương pháp chống thấm nước sàn mái, sân thượng hiệu quả:
- Yêu cầu về bề mặt bê tông trước khi thi công chống thấm.
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp các “chướng ngại vật” như ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần,..
- Các khuyết tật của bê tông như bốc bọng, lỗ rỗ không được tô trét vữa xi măng.
- Đường ống thoát nước cần được định vị và lắp đặt hoàn tất với trám vữa, bê tông.
- Thi công chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông đúng kỹ thuật.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sân thượng, sàn mái bê tông.
– Dọn dẹp sạch sẽ bề mặt sân thượng, sàn mái bê tông, loại bỏ các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa để bề mặt bê tông phẳng, không lồi lõm, kết cấu phù hợp, chuẩn nhất.
– Kiểm tra bề mặt bê tông có đường nứt rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bong, túi đá, lỗ rỗ… hay không? Nếu có, đục bỏ đi các phần bám dính chờ đến khi phần này đặc chắc.
– Quanh miệng các lỗ ống thoát trước, đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để tiếp nhận càng nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm, dùng nước thanh trương nở, gia cố vữa,…
– Mài bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tất tần tật các tạp chất, bụi bẩn với mục đích bề mặt sàn mái sạch nhất, dễ thẩm thấu.
– Vệ sinh bề mặt sàn mái, sân thượng bê tông bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.

Bước 2: Thi công chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông.
– Gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn nhà bê tông bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH và vữa đổ bù không co ngót, cong vênh.
– Xử lý thanh cao su trương nở ở các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn, bổ bù vữa không co ngót. Khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ra, tiến thành thi công chống thấm.
- Quét lớp tạo dính: Dùng lu sơn thi công trên bề mặt sàn mái, lớp tạo dính dàn mỏng và đều, phủ kín bề mặt bê tông. Sau khi lớp tạo dính khô, tiến hành dán màng chống thấm.
- Dán màng chống thấm Bitum: Trước khi dán màng, cần kiểm tra lớp màng có bị “lỗi” gì không? Nếu không, tiến hành dán, bề mặt dán phải được úp xuống dưới. Đặt các cuộn vào vị trí chống thấm, trải ra để chuẩn bị dán và dụng cụ đèn khò thổi lên tấm trải. Bước tiếp theo, bạn cuốn ngược lớp màng chống thấm nhưng đừng làm thay đổi các hướng đã định trước đó. Từ từ trải lớp màn này ra, làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas. Dụng cụ đèn khò này sẽ làm tan chảy lớp màng và dính cặt vào bề mặt đã được dính lót.
Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đừng quên đốt nóng phần diện tích còn lại ở bề mặt thi công chống thấm. Bước này cần nhanh, gọn lẹ để đạt hiệu quả cao, nguồn nhiệt cần tản ra đồng điều, nhanh chóng. Cuối cùng, sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân ép màng ở khu vực đã khò để tạo bề mặt phẳng.
Thi công chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông cần chú ý những gì?
– Tại vị trí chồng mí, đơn vị thi công chống thấm sẽ sử dụng đèn đốt nóng chảy lớp mép màng, dùng bay thi công để làm kín phần tiếp giáp, không cho không khí “xâm nhập”.
– Các vị trí yếu phải gia cố thật kỹ, kéo dài chất lượng bám dính, gia tăng “tuổi thọ” của màng chống thấm. Các vị trí cần gia cố phải kể đến là góc tường, khe co giãn, cổ ống.
– Nếu có hiện tượng bong bóng khí làm phồng lên lớp màn, nên đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn, để không khí thoát hết ra ngoài, dùng dán đè tấm khác lên với biên độ chồng mí là 50mm. Sau khi thi công xong hệ thống màng chống thấm, lập tức làm lớp bảo vệ, tránh tình trạng rách hỏng lớp màng do lưu thông, vận chuyển thiết bị đặt thép.
Xem thêm: Các bước thi công ép cọc bê tông đúng kỹ thuật
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty Xây Dựng Huy Hoàng.
Mã số thuế: 0313909523
Địa chỉ: 101/22 Thành Thái, P.14, Q.10 , HCM
Hotline: 0909 521 889
Email: Kientruchuyhoang2010@gmail.com
Website: https://xaydunghuyhoang.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích, review các mẫu trần nhà đẹp, được ưa chuộng nhất
Tìm hiểu các mẫu trần nhà đẹp, được ưa chuộng nhất hiện nay. Từ A-Z các mẫu trần nhà gỗ,...
Xem chi tiếtQuy Trình Xây Dựng Của Một Ngôi Nhà
Quy trình xây dựng của một ngôi nhà gồm những bước nào? Tiến hành ra sao? Hãy cùng Xây Dựng...
Xem chi tiếtTìm hiểu các nguyên tắc xây nhà kiểu resort đang thịnh hành hiện nay
Xây nhà kiểu resort mang đến không gian sống sang chảnh, thoải mái, hiện đại và gần gũi thiên nhiên,...
Xem chi tiếtÝ tưởng xây nhà cấp 4 kiểu Nhật và những lưu ý cần biết
Xây nhà cấp 4 kiểu Nhật đang là xu hướng mới tại Việt Nam. Tìm hiểu ngay phong cách nhà...
Xem chi tiếtGiải pháp cách âm, giảm tiếng ồn cho phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi cần đề cao sự yên tĩnh và riêng tư trong toàn bộ gian phòng của căn...
Xem chi tiếtXu hướng thiết kế nội thất phòng ngủ không bao giờ bị lỗi mốt
Nếu như phòng khách là “bộ mặt” của ngôi nhà, phải thể hiện được tính thẩm mỹ cao nhất của...
Xem chi tiếtCách xây nhà vệ sinh để người khuyết tật tự lập và tự tin hơn
Sinh hoạt cá nhân thường ngày là điều rất đỗi bình thường với chúng ta, nhưng nó lại không hề...
Xem chi tiếtSàn phẳng không dầm trong xây dựng và bản vẽ kết cấu
Nếu như không nói trong lĩnh vực xây dựng thì cụm từ sàn không dầm là một cụm từ khá...
Xem chi tiếtDầm nhà là gì? Kích thước dầm nhà tiêu chuẩn hiện nay
Có thể thấy trong lĩnh vực xây dựng khách hàng chỉ quan tâm đến một số yếu tố nhất định...
Xem chi tiếtĐà kiềng là gì? So sánh đà kiềng và giằng móng
Trong lĩnh vực xây dựng, đà kiềng là một thuật ngữ không còn xa lạ. Đây là một trong hai...
Xem chi tiếtGiằng móng là gì? Cách bố trí thép dầm móng
Giằng móng là một chi tiết kết cấu nhỏ nhưng rất quan trọng trong việc kết nối nền đất với...
Xem chi tiếtMóng bè là gì? Cấu tạo & Quy trình thi công móng bè
Móng bè là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng. Đây là phần đặt tại các địa điểm...
Xem chi tiết